TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ HÀNG TUẦN
- Chủ nhật - 03/12/2023 11:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỗi tuần 1 tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai, nội dung được đổi mới linh hoạt và sáng tạo với sự tham gia của học sinh vào nhiều nội dung hoạt động, giúp các em được bộc lộ nhiều năng khiếu tiềm ẩn, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm thiết yếu như: tổ chức hoạt động, làm việc nhóm,..., tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức ngoài không gian lớp học mang đến không khí thoải mái, sôi nổi mở đầu tuần học mới.
Đã từ lâu, tiết “Sinh hoạt dưới cờ” vào sáng thứ hai đầu tuần được Trường PTDTBT THCS Phình Giàng duy trì tổ chức đầy đủ và bài bản. Từ các nội dung gồm: hoạt động hướng vào bản thân (khám phá bản thân, rèn luyện bản thân), hoạt động hướng đến xã hội (chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường, cộng đồng), hoạt động hướng đến tự nhiên (tìm hiểu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường), hoạt động hướng nghiệp (tìm hiểu nghề nghiệp…), nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, thầy Tổng phụ trách Đội cụ thể hóa thành các chủ đề trải nghiệm. Mỗi chủ đề trải nghiệm thực hiện trong 3-4 tuần. Theo đó, sẽ xác định các hoạt động chung được tổ chức trong tiết sinh hoạt dưới cờ đối với học sinh toàn trường, các hoạt động riêng được tổ chức đối với từng khối, từng lớp. Không chỉ Tổng phụ trách Đội mà giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn cũng tham gia. Có những hoạt động, GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh cùng tổ chức. Em Phạm Biên Thùy, Liên đội trưởng chia sẻ: “Em rất vinh dự thay mặt các bạn học sinh điều hành nghi thức chào cờ hàng tuần và làm MC dẫn dắt các hoạt động trong các tiết sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Lúc đầu em cũng lúng túng, nhưng được tham gia câu lạc bộ MC, được cô giáo chủ nhiệm và các bạn giúp đỡ nên đến nay em và các bạn trong nhóm làm khá tốt”.
Thầy Phạm Việt Anh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phình Giàng cho biết: Trong mỗi buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoài tổ chức nghi thức chào cờ (hát Quốc ca, hát Đội ca) trang nghiêm, trường còn tổ chức sinh hoạt với các chủ điểm: “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên”; “Tôn vinh nghề dạy học”, tuyên truyền về an toàn giao thông... qua các hình thức như: tiết mục văn nghệ; các trò chơi; câu hỏi khởi động để chia sẻ những hiểu biết về chủ đề. Nội dung của các tiết sinh hoạt dưới cờ được nhà trường xây dựng theo chủ đề, chủ điểm từng tháng, từng tuần, chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật phù hợp, giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, lòng biết ơn gia đình..., các hoạt động còn hướng đến nội dung tuyên truyền, giáo dục về giá trị ngày tết cổ truyền, truyền thống văn hóa... Buổi sinh hoạt diễn ra hấp dẫn, nhẹ nhàng, dần trở thành một “sân chơi bổ ích”, mang lại nhiều hứng thú cho học sinh, giáo dục đạo đức, rèn các kỹ năng cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện qua việc khơi dậy sự năng động, sức sáng tạo của học sinh, góp phần lan tỏa những thông điệp giáo dục có ý nghĩa.
“Sinh hoạt dưới cờ” là một hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, thuộc 1 trong 4 loại hình hoạt động trải nghiệm (ở bậc THCS và THPT còn là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, khác với sinh hoạt đầu tuần. Từ năm 2018 trở về trước, vào ngày thứ hai hàng tuần, sau lễ chào cờ, phần sinh hoạt đầu tuần thường gồm các bước: Nhận xét mọi mặt hoạt động của nhà trường trong tuần trước; phổ biến công việc trong tuần mới; tổ chức các hoạt động hay chuyên đề của nhà trường, của Đội hoặc sinh hoạt văn nghệ vui chơi,… Để việc tổ chức thực hiện nội dung sinh hoạt dưới cờ thành công, các nhà trường bám sát mục tiêu giáo dục và nội dung chủ đề của hoạt động trải nghiệm. Mỗi tiết sinh hoạt dưới cờ, các nội dung chủ đề sinh hoạt bám sát các vấn đề mang tính thời sự, thực tiễn xã hội cần thiết và được học sinh quan tâm như: Truyền thống nhà trường; Xây dựng nội quy trường lớp; Tuyên truyền an toàn giao thông;... Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, nhà trường tạo mọi điều kiện và khuyến khích tối đa học sinh tham gia từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện đến việc triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt động, giáo viên chỉ gợi mở vấn đề hoặc chia sẻ kiến thức khi cần thiết.
Việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt dưới cờ không chỉ phát huy ý nghĩa giáo dục, mà còn tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập, lĩnh hội kiến thức không gò ép; là sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em đến trường khởi đầu tuần học mới với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, hy vọng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Đã từ lâu, tiết “Sinh hoạt dưới cờ” vào sáng thứ hai đầu tuần được Trường PTDTBT THCS Phình Giàng duy trì tổ chức đầy đủ và bài bản. Từ các nội dung gồm: hoạt động hướng vào bản thân (khám phá bản thân, rèn luyện bản thân), hoạt động hướng đến xã hội (chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường, cộng đồng), hoạt động hướng đến tự nhiên (tìm hiểu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường), hoạt động hướng nghiệp (tìm hiểu nghề nghiệp…), nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, thầy Tổng phụ trách Đội cụ thể hóa thành các chủ đề trải nghiệm. Mỗi chủ đề trải nghiệm thực hiện trong 3-4 tuần. Theo đó, sẽ xác định các hoạt động chung được tổ chức trong tiết sinh hoạt dưới cờ đối với học sinh toàn trường, các hoạt động riêng được tổ chức đối với từng khối, từng lớp. Không chỉ Tổng phụ trách Đội mà giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn cũng tham gia. Có những hoạt động, GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh cùng tổ chức. Em Phạm Biên Thùy, Liên đội trưởng chia sẻ: “Em rất vinh dự thay mặt các bạn học sinh điều hành nghi thức chào cờ hàng tuần và làm MC dẫn dắt các hoạt động trong các tiết sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Lúc đầu em cũng lúng túng, nhưng được tham gia câu lạc bộ MC, được cô giáo chủ nhiệm và các bạn giúp đỡ nên đến nay em và các bạn trong nhóm làm khá tốt”.
Thầy Phạm Việt Anh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phình Giàng cho biết: Trong mỗi buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoài tổ chức nghi thức chào cờ (hát Quốc ca, hát Đội ca) trang nghiêm, trường còn tổ chức sinh hoạt với các chủ điểm: “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên”; “Tôn vinh nghề dạy học”, tuyên truyền về an toàn giao thông... qua các hình thức như: tiết mục văn nghệ; các trò chơi; câu hỏi khởi động để chia sẻ những hiểu biết về chủ đề. Nội dung của các tiết sinh hoạt dưới cờ được nhà trường xây dựng theo chủ đề, chủ điểm từng tháng, từng tuần, chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật phù hợp, giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, lòng biết ơn gia đình..., các hoạt động còn hướng đến nội dung tuyên truyền, giáo dục về giá trị ngày tết cổ truyền, truyền thống văn hóa... Buổi sinh hoạt diễn ra hấp dẫn, nhẹ nhàng, dần trở thành một “sân chơi bổ ích”, mang lại nhiều hứng thú cho học sinh, giáo dục đạo đức, rèn các kỹ năng cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện qua việc khơi dậy sự năng động, sức sáng tạo của học sinh, góp phần lan tỏa những thông điệp giáo dục có ý nghĩa.
“Sinh hoạt dưới cờ” là một hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, thuộc 1 trong 4 loại hình hoạt động trải nghiệm (ở bậc THCS và THPT còn là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, khác với sinh hoạt đầu tuần. Từ năm 2018 trở về trước, vào ngày thứ hai hàng tuần, sau lễ chào cờ, phần sinh hoạt đầu tuần thường gồm các bước: Nhận xét mọi mặt hoạt động của nhà trường trong tuần trước; phổ biến công việc trong tuần mới; tổ chức các hoạt động hay chuyên đề của nhà trường, của Đội hoặc sinh hoạt văn nghệ vui chơi,… Để việc tổ chức thực hiện nội dung sinh hoạt dưới cờ thành công, các nhà trường bám sát mục tiêu giáo dục và nội dung chủ đề của hoạt động trải nghiệm. Mỗi tiết sinh hoạt dưới cờ, các nội dung chủ đề sinh hoạt bám sát các vấn đề mang tính thời sự, thực tiễn xã hội cần thiết và được học sinh quan tâm như: Truyền thống nhà trường; Xây dựng nội quy trường lớp; Tuyên truyền an toàn giao thông;... Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, nhà trường tạo mọi điều kiện và khuyến khích tối đa học sinh tham gia từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện đến việc triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt động, giáo viên chỉ gợi mở vấn đề hoặc chia sẻ kiến thức khi cần thiết.
Việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt dưới cờ không chỉ phát huy ý nghĩa giáo dục, mà còn tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập, lĩnh hội kiến thức không gò ép; là sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em đến trường khởi đầu tuần học mới với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, hy vọng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”