Thao giảng, dự giờ là một trong những nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, quan trọng đối với mỗi giảng viên. Thực hiện hoạt động thao giảng, dự giờ sẽ giúp giảng viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình, từng bước trưởng thành trong công tác chuyên môn. Các giáo viên có thể học tập, củng cố thêm nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó có thể từng bước hoàn thiện bản thân, hoàn thiện bài giảng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Và việc phân tích bài giảng chính là yếu tố quan trọng trong việc giáo viên truyền đạt tri thức tới học sinh. Cũng như lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tốt nhất cho từng bài cụ thể.
Giáo viên giảng dạy ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như sử dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên còn linh hoạt sử dụng thang công cụ đánh giá để học sinh phát triển khả năng, năng lực của mình.
Và đối với hoạt động dự giờ, hàng năm nhà trường luôn đảm bảo 100% giáo viên thực hiện nội dung này theo quy định. Hoạt động dự giờ được thực hiện trên 2 khía cạnh. Thứ nhất, Ban Giám hiệu, tổ trưởng dự giờ đối với mỗi giáo viên của nhà trường. Thứ hai, mỗi giáo viên sẽ tham gia dự giờ đối với những bài giảng của các giáo viên khác. Vì vậy, trong trường hợp này, giáo viên vừa là chủ thể, vừa là đối tượng dự giờ. Đứng ở hai vị trí khác nhau, mỗi giảng viên sẽ dễ dàng tích lũy được nhiều kiến thức, tự rút ra được nhiều kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt, các tổ chuyên môn còn thường xuyên tổ chức dự giờ, lên chuyên đề. Thông qua dự giờ chéo, các tổ sẽ nâng cao hơn nữa việc trao đổi kinh nghiệm, tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.